Bu lông M10 là thiết bị dùng để lắp ráp, liên kết các chi tiết với nhau. Đặc trưng của thiết bị này là khả năng ghép nối đơn giản, nhanh chóng, có thể chịu được tải trọng lớn và độ bền cao, giúp thiết bị và máy móc vận hành được trơn tru và tăng tính bền vững, ổn định lâu dài cho công trình.
Bu lông được sản xuất với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Người ta chia bu lông thành nhiều loại dưa vào các yếu tố:
1.1. Phân loại theo vật liệu sản xuất
Theo vật liệu sản xuất, bu lông có các loại sau:
– Bu lông sản xuất từ thép hợp kim, thép carbon thông thường
– Bu lông được sản xuất từ thép không gỉ inox. Ưu điểm bu lông inox là có khả năng chống ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa từ môi trường.
– Bu lông được sản xuất từ các kim loại màu, hợp kim màu như nhôm, đồng, kẽm,…Loại bu lông này chủ yếu sử dụng cho các ngành công nghiệp đặc thù như chế tạo máy bay, sản xuất va xử lý nước, ngành điện,…
1.2. Phân loại theo cách xử lý bề mặt
Dựa vào các hình thức bảo vệ ăn mòn của các loại bu lông, người ta chia bu lông thành các loại sau:
– Bu lông đen, mộc
– Bu lông nhuộm đen
– Bu lông mạ kẽm điện phân
– Bu lông mạ kẽm nhúng nóng
– Bu lông mạ cầu vồng
1.3. Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công
Phân loại bu lông theo hình thức chế tạo, gia công bao gồm:
– Bu lông thô: Là bu lông được chế tạo theo phương pháp thủ công từ loại thép đầu tròn. Bu lông thô có đầu được rèn hoặc dập nguội hoặc dập nóng, còn phần ren được cán hoặc tiện. Bu lông loại này chỉ sử dụng để liên kết các chi tiết không quan trọng do độ chính xác kém.
– Bu lông nửa tinh: Bu lông nửa tinh cũng được chế tạo theo hình thức thủ công nhưng được gia công thêm phần đầu và các bề mặt trên mũ nhằm loại bỏ bavia.
– Bu lông tinh: Bu lông tinh được chế tạo hoàn toàn bằng phương pháp cơ khí nên loại này có độ chính xác cao và dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp.
– Bu lông siêu tinh: Bu lông loại này được chế tạo khá đặc biệt, đòi hỏi yêu cầu cao về độ chính xác khi gia công. Người ta sử dụng bu lông siêu tinh cho các mối ghép có dung sai lắp ghép nhỏ và trong ngành cơ khí chính xác.
1.4. Phân loại theo chức năng
Theo chức năng, bu lông có 2 loại đó là:
– Bu lông liên kết: Có nhiệm vụ liên kết các chi tiết với nhau với lực tải chính là lực dọc trục. Bu lông liên kết chủ yếu dùng cho các chi tiết máy cố định hay kết cấu tĩnh, ít chịu tải động.
– Bu lông kết cấu: Bu lông kết cấu có ưu điểm là chịu được tải trọng động nên được sử dụng nhiều trong kết cấu khung hay các chi tiết máy lớn, trong đó các bộ phận liên kết vừa bị ảnh hưởng bởi lực dọc trục vừa chịu cắt.
Tham khảo thêm: Đặc điểm của bu lông kết cấu và bu lông liên kết
1.5. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
Bu lông M10 được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Do đó, bu lông phân theo lĩnh vực sử dụng có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như:
– Bu lông dùng trong xây dựng
– Bu lông dùng trong ngành công nghiệp đường sắt
– Bu lông dùng trong các công trình cảng biển
– Bu lông dùng trong lĩnh vực chế tạo, gia công cơ khí
– Bu lông dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, phương tiện giao thông,…
– Bu lông dùng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, điện tử,…
2. Báo giá bu lông M10
3DS Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm bu lông với đa dạng kích cỡ phù hợp với hầu hết các công trình xây dựng, trong đó có sản phẩm bu lông M10. Bên cạnh việc cung cấp những thiết bị vật tư thông dụng cho thị trường, công ty chúng tôi còn nhận chế tạo những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt theo bản vẽ thiết kế. Sau đây là bảng báo giá một số loại bu lông bán tại Vật tư phụ 3DS Việt Nam:
STT |
TÊN SẢN PHẨM |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
1 |
Bu lông M10 các size |
Kg |
1 |
27.000 |
2 |
Bu lông M12 các size |
Kg |
1 |
27.000 |
3 |
Bu lông M14 các size |
Kg |
1 |
27.000 |
4 |
Bu lông M16 các size |
Kg |
1 |
27.000 |
5 |
Bu lông M18 các size |
Kg |
1 |
27.000 |
6 |
Bu lông M20 các size |
Kg |
1 |
28.000 |